MetaG+

KHỐI ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khối Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Khối Ứng dụng) được thành lập trên cơ sở Thỏa Ước Hợp tác liên kết hình thành Khối ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ký kết ngày 15 tháng 10 năm 2014 giữa 13 Trung tâm Ứng dụng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

KHỐI ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. Giới thiệu chung

Khối Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Khối Ứng dụng) được thành lập trên cơ sở Thỏa Ước Hợp tác liên kết hình thành Khối ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ký kết ngày 15 tháng 10 năm 2014 giữa các Trung tâm Ứng dụng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tên tiếng Viêt: Khối Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Tên tiếng Anh: Mekong Delta Technology Application Group.
+ Tên viết tắt: METAG.
+ Logo:  

2. Mục đích

Khối Ứng dụng hoạt động nhằm mục đích thông qua các hoạt động liên kết giữa các đơn vị nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng,  chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/ thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các thành viên trong Khối phối hợp hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng cùng có lợi nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đủ năng lực giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ trọng điểm của vùng.

3. Nội dung hợp tác

Trên cơ sở phát huy tiềm năng, đặc thù của từng địa phương và trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các thành viên phối hợp hoạt động trong một số lĩnh vực sau đây:

+ Phối hợp hoạt động trong nghiên cứu, ứng dụng. Tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm; cơ khí tự động hóa; nông nghiệp công nghệ cao; bảo vệ môi trường

+ Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ thông qua các hoạt động: tổ chức tọa đàm, giới thiệu các mô hình ứng dụng có hiệu quả; giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới; hợp tác khai thác các dịch vụ khoa học và công nghệ.

+ Kết hợp với các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước và ngoài nước.

4. Điều hành

Khối Ứng dụng được điều hành bởi Ban điều hành gồm 5 thành viên (01 Khối trưởng và 04 Ủy viên) được bầu chọn từ các thành viên chính thức của Khối.

5. Thành viên Khối Ứng dụng

Hiện nay, Khối Ứng dụng bao gồm 20 thành viên:

1.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  An Giang

2.   Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bạc Liêu

3.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  Bến Tre

4.  Trung tâm Thông tin Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Cà Mau

5.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Cần Thơ

6.  Trung tâm Kỹ thuật Thí nghiệm và Ứng dụng KH&CN Đồng Tháp

7.  Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Hậu Giang

8.  Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Kiên Giang

9.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  Long An

10. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  Sóc Trăng

11. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN Tiền Giang

12. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  Vĩnh Long

13. Trung tâm Ứng dụng và dịch vụ KH&CN thuộc Cục Công tác phía Nam

14. Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang

15. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Vũng Tàu

16. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bình Dương

17. Trung tâm Thông tin Ứng dụng tiến bộ KHCN Tây Ninh

18. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Đồng Nai

19. Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận

20. Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành Đoàn TP.HCM

Danh sách Ban điều hành Khối:

1.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Cần Thơ – Khối Trưởng

2.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  An Giang – Ủy viên

3.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bạc Liêu – Ủy viên

4.  Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN  Vĩnh Long – Ủy viên

5.  Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN Tiền Giang – Ủy viên.

Hồ sơ năng lực Khối Ứng Dụng