Hội thảo “Tiềm năng và tương lai thị trường carbon trong nông nghiệp Việt Nam”
03/08/2024

Sáng ngày 01/8/2024, tại Tòa nhà Công nghệ cao ATL, trường Đại học Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng và tương lai thị trường carbon trong nông nghiệp Việt Nam”.

Đến tham dự hội thảo có bà Sarah Hooper – Tổng Lãnh sự Úc tại TP. Hồ Chí Minh, PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật các tỉnh vùng ĐBSCl, giảng viên sinh viên trường Đại học Cần Thơ cùng các giáo sư từ Đại học Kỹ thuật Queensland, Đại học Charles Sturt và Công ty Select Carbon – Úc.

PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Bà Sarah Hooper – Tổng Lãnh sự Úc tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu

Hội thảo đã nghe các báo cáo tham luận: Phương pháp hiệu quả tạo ra tín chỉ cacbon từ các hệ thống canh tác nông nghiệp – Thương mại tín chỉ cacbon; Hiệu quả và tác động của các giải pháp quản lý nông nghiệp tổng hợp đến giảm phát thải và tích lũy cacbon trong đất; Nguồn dữ liệu cần thiết cho các dự án cacbon (mô hình hóa, MRV) Khả năng chuyển đổi và thích ứng của hệ thống nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long do các giáo sư từ Đại học Kỹ thuật Queensland, Đại học Charles Sturt và Công ty Select Carbon – Úc trình bày.

TS. Susan Orgill (Công ty Select Carbon) trình bày tham luận
GS. TS. David Rowlings (Đại học Kỹ thuật Queensland – Úc) trình bày tham luận
GS. TS. Jason Condon (Đại học Charles Sturt – Úc) trình bày tham luậnViệt Nam được coi là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon.

Trong năm 2023, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB). Với đơn giá bán tín chỉ 5 USD/tấn carbon hấp thụ, tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Nếu thực hiện được các giao dịch tương xứng, nước ta có thể bán tín chỉ carbon với giá trị khoảng 300 triệu USD/năm. Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Tại Hội thảo đã diễn ra lễ Ký kết bản ghi nhớ (MoU) thành lập Phòng thí nghiệm tiên tiến phục vụ nghiên cứu và đào tạo liên quan đến carbon và thị trường carbon trong nông nghiệp tại Trường Đại học Cần Thơ.

Ngày đăng: 03/08/2024

Tác giả: TTUD

loading-gif
mess-icon zalo-icon call-icon group-icon